Hình hotline

CÔNG VIỆC CÀNG ỔN ĐỊNH CÀNG NGUY HIỂM

Công việc càng ổn định càng nguy hiểm: "Nhàn rỗi" giống như chất độc mãn tính, có thể hủy hoại cả đời người

(01)

Để bận rộn trở thành trạng thái thường ngày của cuộc sống là cách duy nhất, cũng chân thực nhất để nhận ra giá trị cuộc sống. Đời người có thật nhiều điều tốt đẹp giản đơn, nhưng phải chờ bạn kiên trì trải qua một thời gian dài nỗ lực mới thấy được kết quả.

Có người nói rằng: "Nếu bây giờ bạn lười biếng, tương lai nó sẽ trở thành một cái tát thật đau vào mặt bạn."

Thật vậy, sống chính là một quá trình không ngừng tích lũy, làm giàu cho bản thân về nhiều mặt: kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc... Mà cuộc đời quá "nhàn", chính là một thảm họa, có thể hủy hoại cả đời người.

Nếu bạn muốn biết được một người có ưu tú hay không, thì hãy xem những lúc rảnh rỗi anh ta thường làm gì. Quỹ thời gian mỗi ngày của mỗi người đều như nhau, bao gồm 24 tiếng đồng hồ. Nhưng có người biết tận dụng thời gian đi xe công cộng, xếp hàng, hay thậm chí là thời gian khám bệnh trong bệnh viện để đọc sách, suy nghĩ, làm bài tập. Ngược lại, có người cứ hễ rảnh rỗi là dành thời gian để chơi hoặc làm những việc vô bổ.

Nhưng mà, "nhàn rỗi" thực sự rất đáng sợ, nó như một chất độc mãn tính, thấm dần từng ngày và "giết chết" bạn trong vô hình, biến bạn trở thành người vô dụng.

Công việc càng ổn định càng nguy hiểm: Nhàn rỗi giống như chất độc mãn tính, có thể hủy hoại cả đời người - Ảnh 1.

Tôi có một người bạn, sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ trình độ học vấn cao mà xin vào làm ở một công ty lớn. Kể từ đó, cô ấy cho rằng cuộc sống mình hiện tại giờ đã ổn định. Vì thế mỗi ngày sau khi tan làm, cứ rảnh rỗi cô ấy liền luyện phim dài tập hoặc nấu cháo điện thoại với bạn bè. Thỉnh thoảng, còn chụp vài tấm hình sống ảo với nội dung như: "Mệt quá, nay nhiều công việc, cún con phải tăng ca nữa rồi..."

Đồng nghiệp bên cạnh có người sau khi tan làm bận đi học thi lấy bằng, có người lại tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của công ty. Từng có người rủ cô ấy đi cùng, nhưng cô ấy đều từ chối.

Bởi vì cô ấy nghĩ rằng người khác có trình độ không bằng mình nên mới cần phải đi học, giờ có cố gắng thế nào cũng vậy, "cố quá thì quá cố" thôi.

Cô ấy tự tin rất nhiều về trình độ của mình. Thế nhưng cô ấy đã quên mất một điều: Mặc dù mỗi ngày cô ấy đều đi làm đúng giờ và làm công việc tương tự với đồng nghiệp của mình, nhưng người khác thì không ngừng tiến bộ, còn cô ấy vẫn luôn "giậm chân tại chỗ". Mà trong công ty, "giậm chân tại chỗ" trong khi đồng nghiệp khác đều "đi đều bước" chính là biểu hiện cho sự "lùi bước" trong mắt lãnh đạo.

Chưa đến 5 năm, dưới ảnh hưởng của thị trường doanh nghiệp, công ty phải đối mặt với tình trạng cải cách và sa thải nhân viên. Người xuất thân từ trường chính quy, học thức cao như cô ấy cũng nằm trong số đó.

Đây thực sự là cú sốc lớn với cô ấy. Tại thời điểm này, cô ấy mới phát hiện ra, đối diện với những người trẻ tuổi mới bước vào xã hội nhưng năng lượng tích cực tràn trề kia, sức khỏe và tinh thần của cô ấy đều không sánh bằng.

Mấy năm nay, cô ấy không chịu học hỏi thêm nên trình độ và kinh nghiệm không hề tiến bộ thêm, dẫn đến năng lực cạnh tranh không cao.

Tốt nghiệp đã nhiều năm, đột nhiên từ một nơi làm việc bản thân cho là "ổn định" bị "đuổi" ra một thị trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt, vài lần phỏng vấn thất bại này thực sự đã bào mòn gần hết ý chí và nghị lực của cô ấy.

Thế nên, dù bạn có đang trong thời kì ổn định đi nữa cũng luôn nên nhớ một điều: Ổn định thực sự chính là sau khi trải qua hết bao chuyện đời, vẫn có thể bình thản đối diện với những khó khăn ập đến bất ngờ và bình tĩnh giải quyết nó. Sống không quá cố chấp với hai chữ "danh" và "lợi".

Công việc càng ổn định càng nguy hiểm: Nhàn rỗi giống như chất độc mãn tính, có thể hủy hoại cả đời người - Ảnh 2.

(02)

Thẩm Tòng Văn – người được so sánh ngang hàng với Lỗ Tấn, từng được học sinh miêu tả thế này: "Mùa đông, trong phòng tuy không có lửa, chỉ sưởi ấm bằng cách quấn chăn, nhưng ông vẫn không ngừng viết."

Trên thực tế, cho đến những năm cuối đời, Thẩm Tòng Văn cũng không chịu nghỉ ngơi hay nhàn rỗi chút nào, ông đã cố gắng hoàn thành cho xong cuốn sách "Nghiên cứu trang phục cổ đại Trung Quốc".

Khi người khác đang vui chơi, ông ngồi viết; dù có người nghi ngờ, công kích ông ta, ông ta vẫn ngồi viết.

Để bận rộn trở thành trạng thái thường ngày của cuộc sống là cách duy nhất, cũng chân thực nhất để nhận ra giá trị cuộc sống. Đời người có thật nhiều điều tốt đẹp giản đơn, nhưng phải chờ bạn kiên trì trải qua một thời gian dài nỗ lực mới thấy được kết quả. Mà những người mạnh mẽ và thành công cũng không ngoại lệ, đều phải sống tự kỉ luật, tự cố gắng rất nhiều.

Khi bạn đã đạt được thành công nhờ sự cố gắng của bản thân, bạn có thể nghỉ ngơi nhưng không được vui chơi quá đà hay kiêu căng, tự phụ. "Nhàn rỗi" lúc này xứng đáng, vì đó là phần thưởng ông trời dành tặng cho bạn. Nhưng cũng đừng vội ngủ quên trên chiến thắng, phải luôn cảnh tỉnh mình, làm việc gì cũng phải luôn có chừng mực, dù là "nhàn rỗi" cũng thế.

Có câu nói thế này: "Người rảnh quá hay buồn lo vô cớ, người lười quá hay mắc bệnh gì đâu, người sống bận mà vui!"

Rảnh quá rất dễ suy nghĩ lung tung, rồi so sánh với người khác, rồi buồn, thất vọng về bản thân. Mà lười quá thì xa rời việc rèn luyện sức khỏe, khiến cả người ngày một yếu đuối. Ngược lại, bận rộn chính là liều thuốc quý giá để "an tâm". Khi bạn bận rộn, bạn nhận ra mình sống có nhiệt huyết, có mục tiêu.

Trong tâm trí và trên cơ thể, cần luôn có một con đường, vấn đề này không liên quan gì đến tuổi tác. Lúc bận rộn tuy rằng có lúc thấy thật mệt mỏi, vất vả, thậm chí là tủi thân, nhưng nếu cho quyền lựa chọn lại, nhiều người vẫn thích có một cuộc sống thử thách như thế, bởi vì khi đó, họ mới cảm nhận được một cách chân thực nhất giá trị cuộc sống.

Bài viết khác
Hot-line:

0903 688 707

SURECAR.vn | MUA BÁN TRAO ĐỔI XE Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Địa chỉ:        87 Nguyễn Thị Búp - phường Tân Chánh Hiệp,  Quận 12 - TP.HCM

 Điện thoại:    0903 688 707

 Email:           ha.ntsurecar.vn@gmail.com

 Website:      www.surecar.vn 

footer
  • Online: 1
  • Ngày: 53
  • Tuần: 53
  • Tháng: 1681
  • Total: 248679